/Bóc tách/ Chùa Khải Tường, ngôi cổ tự đã biến mất của Sài Gòn

Minh họa do Leonardo của nhóm Tản Mạn Kiến Trúc thực hiện, phỏng dựng dựa trên tư liệu tìm thấy.

23May2023

Dữ liệu về hình dáng kiến trúc chùa Khải Tường được biết chủ yếu qua mô tả của Công ộ triều Nguyễn trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, với tư liệu hình ảnh của Emile Gsell, cùng một số bản đồ của người Pháp ấn hành vào cùng thời điểm lúc bấy giờ. 

Ta có thể biết được chùa có mặt bằng hình chữ Môn 門, chánh điện 3 gian 2 chái kép, có hai khối nhà phụ hai bên, trước có cổng chùa 3 gian, dạng môn lâu, mô thức tương tự trong các kiến trúc quốc tự ở cố đô Huế.

Một trong nhưng hiện vật còn sót lại của chùa là một bức tượng Phật A-di-đà điêu khắc từ gỗ mít, cao 2m6, ngồi trên tòa sen, sơn son thếp vàng.

Bức tượng này từng được đặt tại chánh điện của chùa Khải Tường, là “chứng nhân” lịch sử của nhiều sự kiện tại đất Sài Gòn - Gia Định, từ những buổi đầu của triều Nguyễn đến khi người Pháp bắt đầu thiết lập thuộc địa đầu tiên, từ những năm tháng chiến tranh đến thời bình. Tượng hiện đang là hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Năm 1880, chánh quyền người Pháp ở Nam Kỳ triệt giải chùa và đem tượng về trưng bày ở Dinh Norodom (nay là Dinh Độc Lập). Đến năm 1929 thì chuyển vào bảo tàng Blanchard de la Brosse (tức Bảo tàng Lịch sử TP.HCM hiện nay).

Thời gian sau khi triệt giải, trên nền chùa bỏ hoang này, chánh phủ người Pháp ở Nam Kỳ cho xây cất một dinh thự dành cho quan chức đường thời. Đến thời Đệ nhứt Cộng hòa, thì được dùng làm Trường Đại học Y dược. Sau khi chế độ Đệ nhứt Cộng hòa sụp đổ, các tướng lãnh cho các cố vấn quân sự đến trú đóng tại đây đến năm 1975. Những năm sau đó, cơ sở trên được chánh quyền TP.HCM dùng làm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Nội dung và thiết kế: Leonardo

Đọc thêm các bài viết thuộc chuyên mục

/BÓC TÁCH/

Bài viết liên quan

Khởi đi từ những thảo luận đầu tiên vào năm 1868 về một khu chợ mới, mãi đến năm 1914 chợ Bến Thành mới được hoàn thiện. Sự ra đời của Chợ Bến Thành tựa như một giấc mơ trở thành sự thật, giấc mơ của gần năm thập kỷ tranh luận và kiếm tìm giải pháp xây dựng thành phố.

Thông qua khảo sát ý nghĩa các biểu tượng trên các công trình thuộc địa, chúng ta có thể tiếp cận đến thông điệp của các nhà chức trách trong việc phô diễn một số giá trị nước Pháp đến với người dân thuộc địa. Các biểu tượng trong hệ thống trang trí thuộc địa tại Sài Gòn thường xoay quanh những thông điệp chung: khoa học, tiến bộ và văn minh.